Cải tạo sửa chữa nhà cửa có cần phải xin giấy phép hay không?
Cải tạo sửa chữa nhà cửa có cần phải xin giấy phép hay không? Đây là câu hỏi mà nhiều gia chủ khi muốn thay đổi không gian sống của mình băn khoăn, lo lắng. Thực tế thì tùy vào từng trường hợp mà gia chủ có thể phải xin giấy phép nhưng cũng có trường hợp không cần phải xin phép. Vậy khi nào cần xin giấy phép sửa nhà, khi nào không?
Có những trường hợp cụ thể phân chi theo cải tạo sửa chữa nhà cửa dựa vào hiện trạng của ngôi nhà. Theo đó, chúng ta có thể quy thành 3 trường hợp chính:
1. Sửa nhà toàn bộ, nâng tầng kiến trúc, thay đổi kết cấu của ngôi nhà.
2. Sửa bên trong nhà, thay đổi nội thất, sửa chữa phòng ở.
3. Sửa một số hạng mục nhỏ như nhà vệ sinh, thay một số nội thất đơn giản.
– Trường hợp 1: Chủ nhà muốn sửa lại toàn bộ từ ngoài vào trong ngôi nhà, thay thế mái hay các chi tiết cửa nhà, sơn nhà, nội thất trong nhà…thì phải xin giấy phép tại UBND cấp quận. Bởi sự thay đổi này có tính đến kết cấu của ngôi nhà, từ khu vực bên ngoài đến bên trong sẽ thay đổi ngôi nhà. Bên cạnh đó, sửa chữa nhà toàn bộ sẽ đòi hỏi phá dỡ, tập hợp vật tư xây dựng cho đến các phần khác như xây nhà mới (dù thời gian ít hơn) nhưng cũng cần phải xin phép cụ thể. Đối với trường hợp chủ nhà muốn nâng thêm tầng thì bắt buộc phải thêm bản vẽ xây nhà mới với chiều cao nhà mới. Nếu trước đó, chủ nhà đã xin giấy phép với số tầng cao hơn rồi thì không cần bản vẽ mới nhưng vẫn bắt buộc phải đến UBND cấp quận để xin giấy phép.
– Trường hợp 2: Cải tạo sửa chữa bên trong nhà, thay đổi thiết kế thi công nội thất, sửa chữa một ít phòng ở thì không cần nhất thiết phải đến cơ quan UBND cấp quận mà chủ nhà chỉ cần xin phép chính quyền địa phương ở cấp phường, xã là được. Việc xin giấy phép này để tránh khi đơn vị quản lý đô thị kiểm tra, chủ nhà nếu chưa có giấy phép chỉnh sửa nhà thì có thể bị phạt bởi không theo đúng quy trình cần thiết. Nhưng, không phải chờ lâu như xin giấy phép tại quận, đơn xin sửa nhà đơn giản hơn và phường sẽ giải quyết nhanh hơn cho chủ nhà.
– Trường hợp 3: Chỉ chỉnh sửa một số hạng mục nhỏ, thay đổi nội thất đơn giản thì không cần phải xin giấy phép. Việc này sẽ không mất nhiều thời gian cũng như không ảnh hưởng đến xung quanh nhiều do đó mà gia chủ không cần phải xin phép.
Như vậy, khi sửa chữa nhà, chủ nhà sẽ được miễn giấy phép xây dựng nếu việc sửa chữa bên trong nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, môi trường, an toàn công trình và được miễn nếu việc sửa chữa làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.